Quá trình học của chúng ta bao gồm các bước encoding (tiếp nhận, thu nạp), consolidating (xử lí, khám phá ý nghĩa) và retrieving (gợi nhớ, áp dụng). Mỗi bước đóng góp một vai trò rất quan trọng giúp chúng ta ghi nhớ và hiểu kiến thức, thông tin mình tiếp thu. Khi chúng ta tiếp nhận kiến thức mới trong quá trình học, mẩu kiến thức đó sẽ được giữ trong working memory một thời gian ngắn và sẽ được đưa vào long term memory khi chúng ta sử dụng, áp dụng nó thường xuyên. Working memory (WM) có giới hạn về khả năng chứa đựng, lưu trữ thông tin. WM chỉ có thể chứa từ 4-7 mẩu thông tin một lúc. Khi chúng ta cố gắng học nhiều thứ cùng một lúc, chúng ta rất dễ bị ngợp hoặc loạn thông tin do WM lúc đó cũng đang “hoảng loạn" với lượng thông tin ta đưa vào. Điều này dẫn tới khả năng chúng ta sẽ khó xử lí lượng thông tin nạp vào và đưa chúng vào phần trí nhớ dài hạn (LTM). Ta khó có thể sẽ nhớ được hết những gì mình học.

<aside> 💡 Theo tiến sĩ Oakey, WM thường chỉ có khả năng một lúc chứa 4 nhóm thông tin. Đây là lí do vì sao chúng ta thường không có khả năng nhớ luôn 1 lúc 10 chữ số điện thoại và thay vào đó chúng ta sẽ gộp 3 số, 3 số và 4 số.

Screen Shot 2022-09-07 at 6.02.32 PM.png

</aside>

Nhưng chúng ta đừng lo 😎 vì đã có chunking!

Chunking là một phương pháp giúp tối ưu hoá khả năng làm việc của working memory. Chunking giúp chúng ta bẻ nhỏ một chủ đề lớn thành các thông tin nhỏ và sau đó gộp chúng thành các các tổ hợp thông tin chính hay các “chunks" và học từng chunk một. Do khả năng lưu trữ có hạn của WM, chunking giúp việc học một chủ đề lớn đỡ đáng sợ cho não của chúng ta. Thay vì phải học hết rất rất nhiều những thông tin nhỏ, chúng ta có thể học từng chunk một.

Screen Shot 2022-09-07 at 6.11.31 PM.png

Khi chúng ta học một chủ đề mới và cố gắng master từng các chunk nhỏ, chúng ta dần dần sẽ hoàn thiện được bức tranh toàn diện về chủ đề đó và tránh việc bị lạc lối trong rừng thông tin.

Screen Shot 2022-09-07 at 6.19.53 PM.png

Một số về sử dụng chunking trong quá trình học hay trong cuộc sống:

Điều tuyệt vời của chunking đó là giảm lượng tăng chất! Giảm lượng giúp trick não của chúng ta vì nó biết rằng chỉ có 4 thứ mới đang học thôi, tránh bị ngợp. Dần dần ta tăng số lượng thông tin của 1 chunk lên, không những hiểu sâu hơn về từng chunk mà còn bắt đầu thấy được sự liên kết giữa các chunks với nhau hoặc giữa 1 mẩu thông tin trong 1 chunk này với 1 mẩu thông tin trong 1 chunk khác. Sự liên kết này liên quan tới 1 khái niệm khác trong phần learning science mang tên “transfer learning”. TL sẽ được chia sẻ ở 1 bài viết khác. Happy learning!

Đọc thêm về chunking qua những nguồn sau: