Bạn có bao giờ trải qua cảm giác hồi hộp, sợ hãi một chút khi phải vật lộn, lôi hết những gì mình nhớ/biết ra để trả lời câu hỏi hay làm một điều mới và mình chưa biết làm như thế nào? Đấy chính là mình lúc tham gia lớp học nhảy Tango đầu tiên đầu tiên. Mình hồi hộp, sợ kèm chút cảm xúc thấy mình kém cỏi khi mình phải cố gắng lắng nghe và giao tiếp hết sức có thể với thầy giáo dạy Tango. Nhưng mình biết, chỉ khi mình cố gắng đối diện với việc mình chưa nghe và giao tiếp tốt, mình mới tiến bộ được. Nếu như mình sợ đối diện với những cảm xúc như vậy trong việc học, mình sẽ mãi không bao giờ nói được tiếng Tây Ban Nha.

Quá trình đối diện với việc mình không biết, chưa hiểu trong thời gian ngắn hạn chính là chìa khoá để học tốt hơn trong thời gian dài hạn. Những trở ngại ngắn hạn trong việc học này được gọi là “desirable difficulties” [1].

Trong bài blog “Cách biến kiến thức thành của mình” của Hoàng Long, Long chia sẻ rằng:

Càng học nhiều, bạn sẽ càng nhận ra được kiến thức của mình luôn vô cùng nhỏ bé so với thế giới bên ngoài. Hãy cùng Long zoom out ra thế giới bên ngoài thư viện cá nhân nhé:

Screen Shot 2022-09-19 at 9.11.09 PM.png

Screen Shot 2022-09-19 at 9.11.27 PM.png

Screen Shot 2022-09-19 at 9.12.16 PM.png

So với thế giới, kiến thức của bạn vẫn vô cùng nhỏ bé, có quá nhiều thứ ngoài bạn chưa học, hoặc thậm chí không biết nó tồn tại.

Screen Shot 2022-09-19 at 9.13.12 PM.png

Có rất thứ ngoài kia chúng ta chưa biết, có nhiều thứ chúng ta nghĩ chúng ta hiểu nhưng chưa chắc thực sự hiểu. Chúng ta sẽ rất dễ rơi vào bẫy lầm tưởng mình hiểu kiến thức mình tiếp nhận nếu chúng ta không được nếm chút thử thách trong quá trình học.

Những hoạt động nào trong quá trình học dễ làm chúng ta rơi vào bẫy “illusion of knowledge”?

Tất cả những hoạt động trên cho ta cảm giác ta đang “học” một điều gì đó nhưng thực sự là nó tạo ra cho chúng ta cảm giác an toàn, cảm giác mình kiểm soát được kiến thức thay vì giúp ta kiểm tra xem mình có thực sự hiểu không.

Ngược lại những hoạt động như:

mất lượng công sức nhiều hơn rất nhiều so với những hoạt động ở phần trên và, hơn hết, những hoạt động đó tạo cho ta cảm giác ta không kiểm soát được mức độ hiểu của mình hay phải đối diện với việc mình không nhớ/biết nhiều như mình nghĩ.

Sự đối diện và vật lộn với sự hiểu hiện tại của mình chính là “desirable difficulties”. Những hoạt động này khó hơn ở thời điểm làm nó nhưng nó sẽ giúp bạn nhìn nhận đúng khả năng của bản thân và tạo ra những trí nhớ dài hạn về chủ đề bạn đang học.