Học cách Học

Học cùng MỞ/ All data

Learning portfolio trong việc tuyển dụng

Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ về định nghĩa và một số case study của Learning portfolio. Hôm nay, mình sẽ viết về chức năng của nó trong việc giúp bạn nổi bật trong mắt của nhà tuyển dụng. Để bắt đầu, chúng ta hãy cùng phân tích một case study cụ thể sau đây.

Learning portfolio và hành trình học tập

Learning portfolio và hành trình học tập

Case study

Untitled

Phương Đỗ - một sinh viên đang học năm cuối tại trường đại học Minerva. Phương có một hồ sơ học tập tại trang - https://howtolearn.space/community/do-fuong/portfolio. Và sau đây là một vài hình chụp màn hình đi kèm diễn giải của mình.

Untitled

Trong phần My Work, Phương liệt kê những công việc của bạn đã làm. Khi click vào mỗi bài, bạn sẽ được đọc chi tiết trải nghiệm của Phương trong từng công việc.

🔗 My Work

Trong phần Side project, Phương chia sẻ về những dự án cá nhân mà bạn đã thực hiện. Trong mục Writing, bạn còn chia sẻ những bài viết về chủ đề học tập mà bạn quan tâm.

🔗Side project

Untitled

Untitled

Trong phần bài viết, chúng ta có thể thấy những chủ đề mà bạn quan tâm như: xây dựng cộng đồng, môi trường giáo dục, khoa học về việc học, lãnh đạo cũng như về marketing bản thân.

🔗 Những bài viết của Phương

Từ case study của Phương, ta có thể thấy hồ sơ học tập đã giúp Phương trình bày những hiểu biết và đam mê của Phương một cách cụ thể. Learning portfolio là một công cụ marketing bản thân để giúp người khác hiểu bạn là ai, quan tâm tới điều gì.


1️⃣ Hồ sơ học tập là một sự bổ sung cho bằng cấp khi nó giúp bạn kể câu chuyện cá nhân

Mình nghĩ một trong những thách thức khi sinh viên xin việc đó là: làm mình trở nên khác biệt.

Untitled

Trong năm 2024, khóa sinh viên của Long sẽ có 250 người tốt nghiệp. Để xin việc, ai cũng có một bằng tốt nghiệp đi kèm CV của mình. Một learning portfolio đầy đủ (như ví dụ của Phương) giúp cho bạn sinh viên đó có lợi thế cạnh tranh hơn so với những người sinh viên khác khi nó cho nhà tuyển dụng một bức tranh đầy đủ, đa chiều với mầu sắc cá nhân.

Về việc học, mình nghĩ một learning portfolio còn giúp cho sinh việc học tốt hơn vì học sinh phải viết và giải thích những kiến thức. Thông qua việc này, sinh viên cô đọng lại kiến thức và trải nghiệm. Nó vừa giúp bạn học sâu hơn nhưng đồng thời cũng giúp người khác hiểu bạn đã học những gì (tương tự như những gì Phương đã viết trong: https://howtolearn.space/community/do-fuong/portfolio/writing).

Khi đi xin việc, Phương không chỉ có bằng cấp, mà còn có những bằng chứng cụ thể để chứng minh những kiến thức và trải nghiệm mà bạn có. Một số case study tương tự như Vicky tại trường VinUniversityNeel Nanda - cựu sinh viên tại trường Cambridge .Các bạn đều viết ra trải nghiệm và hành trình xây dựng kiến thức.

Untitled

Untitled

Untitled

Untitled

Untitled

Untitled

Untitled

Tuy nhiên, ở trên vẫn hoàn toàn là suy luận cá nhân của mình. Phần tiếp theo mình sẽ cố gắng tìm hiểu góc nhìn của nhà nghiên cứu và những người đi tuyển dụng về learning portfolio.

Nhà tuyển dụng nghĩ gì về learning portfolio

Trong nghiên cứu của Ti Yu được thực hiện tại Đài Loan năm 2011, tác giả đã đã phỏng vấn 10 nhà tuyển dụng ở nhiều ngành khác nhau. Sau đây là một số tóm tắt kết quả của nghiên cứu [1].

<aside> 📌 Lưu ý Nghiên cứu này chỉ nên mang tính chất tham khảo vì quy mô thực hiện nghiên cứu nhỏ (chỉ 10 người tham gia). Mình cần đọc thêm những nghiên cứu tổng quan hơn về mảng này

</aside>

Bài nghiên cứu còn tìm hiểu về việc nhà tuyển dụng quan tâm đến những thông tin nào trên learning portfolio.

Untitled

Xếp đầu là giấy chứng nhận, bằng cấp, bảng điểm, cũng như những workshop liên quan đến công việc mà ứng viên ứng tuyển.

Xếp hạng sau đó là những phản tư, dự án mà học viên đã làm hay những thành tựu mà học viên đạt được.

Untitled

Những yếu tố khác mà nhà tuyển dụng cân nhắc sau đó là các hoạt động ngoại khóa, video giới thiệu và kinh nghiệm làm việc.

Một điều thú vị khác nữa giữa các ngành, nhà tuyển dụng quan tâm đến những thông tin khác nhau trong hồ sơ cá nhân, cụ thể như sau:

Cũng vì mỗi nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến một thông tin khác nhau. Vì vậy trong quá trình học tập, sinh viên có thể thu thập càng nhiều bằng chứng về hành trình học tập và hoạt động càng tốt. Khi có nhiều tư liệu, sinh viên có thể thiết kế CV và learning portfolio phù hợp với như cầu của nhà tuyển dụng.

Trải nghiệm cá nhân của mình về learning portfolio

Mình thực hành xây dựng hồ sơ học tập bằng việc viết hằng ngày trên Facebook cá nhân. Từ góc độ là sinh viên, mình chỉ tập trung quan tâm đến khía cạnh học tập của learning portfolio khi mình nghĩ “Viết là quá trình giải thích và học sâu”. Tuy nhiên, trong hành trình đó, có một số người quan tâm đến hành trình học tập của mình và gửi email để đề nghị công việc. Sau đây là một trích đoạn email của một trường đại học gửi cho mình.

I'm writing this email to cordially invite you to be the Guest Speaker of the online workshop "Learning Strategies: How to learn effectively?".I have been following your blog and was very impressed with your learning journey as well as the well-structured and practical concepts that you have applied to your learning.

Dù mình không chủ đích xin việc, nhưng đôi khi trong hành trình học tập, nếu bạn cứ thể hiện và chia sẻ niềm đam mê của bạn. Những người bạn bè, đồng nghiệp có cùng mối quan tâm sẽ biết tới và đồng hành cùng bạn.

Bắt đầu learning portfolio của bạn

Trong bài bài viết kế tiếp, mình sẽ chia sẻ về cách thực hiện learning portfolio (mình sẽ cố đăng bài vào cuối tuần).

Trong lúc đó, bạn có thể bắt đầu bằng việc ghi chép lại hành trình học tập của mình thông qua những tóm tắt, giải thích kiến thức mà bạn đã học được trên trường và trong cuộc sống. Bạn có thể viết trên Notion hoặc Facebook cá nhân và chia sẻ những kiến thức mà bạn học được với người khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số bài viết của các bạn học sinh khác tại đây nhé.

Học cách học - chia sẻ kiến thức: https://howtolearn.space/knowledge.

Reference: